Friday, September 22, 2017

Pham, Thanh's Resume



PHAM NHAT THANH






With 10 years of experience, I aim for comprehensive development with a solid foundation in advertising, operations, strategic management, and organizational skills.

I have accumulated the expertise to not only run a business effectively but also lead teams to achieve significant goals, fostering sustainable growth in both domestic and international markets.



EXPERIENCE

2022 – 2024
THE OMI COSMETICS (Indian Local Brand), Delhi, India.
Co-founder & CEO
  • Launched a local cosmetics brand, producing and distributing in the Indian market.
  • Built a team consisting of both Vietnamese and Indian personnel.
  • Developed and standardized operational processes across branding, marketing, sales, operations, and customer service.
  • The company reached a revenue scale of over 100M INR (~30B VND).
  • Established a strong position in the mid-to-premium skincare segment in the Indian market.

2020 – 2021
ASIUP TECHNOLOGY AND TRADING COMPANY LIMITED, Hanoi, Vietnam.
Operations Director
  • As a founding member, established and built the Order Operations and Customer Service department.
  • Managed the comprehensive operational process, including order processing, order status tracking, and customer service.
  • Created a stable operational process and structure, handling over 1,000 orders per day.

2018 – 2020
CROSSIAN TECHNOLOGY AND SOFTWARE SOLUTIONS COMPANY LIMITED, Hanoi, Vietnam.
Manager of Performance Marketing
  • Managed the In-house team: Established and built the In-house workforce; Operated cross-border eCommerce through online advertising channels and self-developed In-house channels.
  • Managed the Partner/Seller/Out-source team: Provided training, supervision, and support for Partner/Seller/Out-source teams collaborating with the company.
  • Also took on the role of Business Analyst, coordinating with the IT/Dev department to build the Product Management system, Customer Management system, Business Reporting system, modeling, and processing data for business decision-making.
  • Managed a large marketing budget ranging from 700K to 1.5M USD per month.
  • Generated revenue from scratch with a single team member, growing the Performance Marketing department to over 20 people, and maintained monthly revenue between 6M to 10M USD across both teams.

2017 – 2018
LIFESTYLE VIETNAM JOINT STOCK COMPANY (BIM GROUP), Hanoi, Vietnam.
Manager of Digital Marketing, Marketing Center
  • Coordinated with departments to execute marketing campaigns aimed at increasing sales.
  • Developed medium- and long-term plans; budget forecasting; built campaign management processes, personnel management procedures, and reporting systems; conducted market research and analysis.
  • Applied data learning to analyze customer behavior and journeys, designing tailored sales programs accordingly.

2017
VTC TECHNOLOGY AND DIGITAL CONTENT COMPANY (VTC INTECOM), Hanoi, Vietnam.
R&D Specialist, Artificial Intelligence Development Project
  • Modeled business operations and designed AI systems to be integrated into operational processes.
  • Applied automation and machine learning to Online Marketing and Customer Service activities.
  • Fully automated 30% of the work volume, replacing the human workload.

2015 – 2017
TOPICA EDTECH GROUP, Hanoi, Vietnam.
Online Marketing Specialist, Marketing Center
  • Operated online advertising campaigns for the company's products and projects.
  • Led the R&D team in developing new marketing channels and platforms, successfully integrating multiple innovative channels into operations.
Manager of System Management and Training, Marketing Development Center
  • Analyzed, researched, and implemented marketing strategies and systems to support Sales and Marketing efforts.
  • Provided training programs on marketing and system tools for all company employees.
  • Advised and directly supported marketing solutions and strategies for various departments and centers.
  • Implemented systems: Customer Journey Tracking, Contact Tracking and Reporting System, Operations and Financial Management Processes, and Chatbot System.
  • Achieved 100% growth in lead volume, reduced marketing costs by 50%, and significantly improved ROAS and ROI across multiple company projects.

2014 – 2015
VIETNAM ADSBNC COMMUNICATION JOINT STOCK COMPANY, Hanoi, Vietnam.
Online Marketing Specialist
  • Internship: Completed graduation thesis project.
  • Official Employee: Operated Google Ads, Facebook Ads, and Adnetwork.
  • Managed 100+ client accounts and contributed significantly to the company achieving Google Partner badge.


EDUCATION

2011 – 2015
NATIONAL ECONOMICS UNIVERSITY, Hanoi, Vietnam.
Faculty of Informatics for Economics; Specialization: Management Information System.


SKILL
  • Strategy: Developing and implementing business strategies, managing budgets, and analyzing market trends.
  • Management: Training, building, supervising, and managing teams.
  • Technical Expertise: Proficient in advertising channels such as Google Ads, Facebook Ads, TikTok Ads; Reporting and analytics tools like Google Analytics, Power BI; CRM systems and AI/MarTech tools; Other tools including Google Sheets, Microsoft Excel, Adobe Illustrator & Photoshop.
  • Other Skills: Experience with databases, building Database Relations; basic understanding of SQL and other programming languages (HTML, PHP, JavaScript, etc.).

ADDITIONAL INFORMATION
  • Instructor for Facebook Blueprint Program, organized by Facebook APAC.
  • Instructor for the Google Analytics online course on Edumall.vn and Unica.vn.
  • Entrepreneur Instructor at Topica Uni (Online Bachelor's Degree Program).
  • Experience in consulting and training Online Marketing for SMEs.







Tuesday, August 15, 2017

LINKIN PARK - CRAWLING (PIANO COVER)

New video!!!


🤘 LINKIN PARK - CRAWLING (PIANO COVER)
♪ Stupid Piano by: Nhat Thanh

🎧 Trải nghiệm tốt nhất với Earphones/Headphones
(Xem Full HD cho "sướng" tại:)





----------------------------
 Xem thêm: MASHUP "Tháng Tư Là Lúc Hoa Vàng Mọc Trên Cỏ Xanh"





❥ Thanks for watching!
----------------------------
Follow ME:






Wednesday, May 24, 2017

Programmatic Advertising Là Gì? Tổng Quan Về Display Advertising

Nguồn: Anh Bùi Quang Tinh Tú - Conversion.vn
Link bài viết

Programmatic advertising là một phần rất quan trọng của online marketing, có thể gọi là xương sống của các phương thức quảng cáo trực tuyến ngày nay như Google và Facebook. Tuy nhiên hiện tại hiểu biết của mọi người về programmatic advertising vẫn còn hạn chế và có nhiều sự ngộ nhận. Bài viết này hướng đến việc mang đến cho người đọc một cái nhìn tổng quan về programmatic advertising, vai trò của nó trong display advertising ra sao, hiện tại và tương lai thì hình thức quảng cáo này sẽ như thế nào.
* Do nhiều thuật ngữ kỹ thuật liên quan đến display advertising hiện tại không có từ tiếng Việt thay thế phù hợp nên Tú sẽ giữ nguyên các từ tiếng anh trong bài viết.

1. Display advertising là gì?

Trước khi nói đến định nghĩa, chúng ta cần hiểu 1 số thuật ngữ:
Publisher: thường được hiểu là các website hoặc các nền tảng cho phép hiển thị quảng cáo trên đó. Cụm từ publisher ngày càng rộng hơn bao gồm:
+ Các website: bao gồm web tin tức hay giải trí vnexpress, dantri, 24h, …
+ Các nền tảng video: Youtube, Vimeo, Phimmoi, …
+ Các mạng xã hội: Facebook, Instagram, Pinterest, …
+ Các ứng dụng bao gồm cả desktop hoặc mobile: Skype, Zalo, Youtube, …
Advertiser: các thương hiệu, các công ty, cá nhân hay tổ chức bỏ chi phí ra để mua quảng cáo.
Agency: các công ty chuyên thực hiện việc mua quảng cáo và tiến hành các chiến dịch quảng cáo cho các khách hàng của họ (advertiser).
Inventory: các vị trí (slot) hiển thị quảng cáo mà các publishers đang có. Ví dụ vị trí top banner là 1 slot inventory, right banner là 1 slot khác của inventory.
Display ads: quảng cáo được hiển thị, có nhiều định dạng khác nhau: chữ, hình ảnh, video, flash.
Vậy display advertising là gì?
Display advertising một phương thức quảng cáo mà trong đó các advertisers hoặc agencies truyền tải thông điệp đến các khách hàng tiềm năng thông qua các publishers bằng các display ads.
Chắc bạn cũng thấy các banner quảng cáo trên các website mỗi khi truy cập, các video quảng cáo trên các clip Youtube trước khi xem hoặc các banner quảng cáo dưới các ứng dụng điện thoại khi đang sử dụng. Chúng đều là một phần của display advertising.
Vậy display advertising và programmatic advertising có mối liên hệ như thế nào? Và cơ chế hoạt động bên dưới của display advertising ra sao? Programmatic buying là gì? Real time bidding là gì? Phần bên dưới sẽ trả lời các câu hỏi này cho bạn.

2. Tổng quan hệ sinh thái display advertising

Việc mua bán quảng cáo ban đầu từng rất đơn giản và rất thủ công: advertiser / agency muốn mua quảng cáo thì liên hệ trực tiếp với các publishers. Ví dụ là bạn, một advertiser, liên hệ với một bạn sales bên một trang báo và yêu cầu mua 1 banner trên top home page của website này trong một tuần, đó gọi là Direct Buying (sẽ giải thích thêm bên dưới).
Tuy nhiên việc bắt đầu phức tạp hơn nếu như bạn có một chiến dịch quảng cáo và muốn chạy quảng cáo trên nhiều publishers hơn. Đó là chưa kể mỗi publisher còn có nhiều chuyên mục bên trong, trong mỗi chuyên mục có nhiều chuyên trang và mỗi trang lại có nhiều banner trên đó. Ngoài ra các advertisers đôi khi chỉ muốn tiếp cận một phần người dùng và khách viếng thăm của publisher đó chứ không phải toàn bộ. Đó là chưa kể, nếu có nhiều advertisers cùng muốn mua 1 inventory thì sẽ như thế nào? Hay các inventory còn trống thì làm sao?
Advertiser thì mong muốn có thể mua được quảng cáo một cách tiện lợi nhất, dễ dàng nhất với chi phí và hiệu quả tốt nhất. Publishers thì lại mong muốn có thể tối đa hóa các inventory quảng cáo của mình và thu về lợi nhuận cao nhất cho mỗi đơn vị quảng cáo bán được. 2 mong muốn này đôi khi có thể nói là sẽ hơi conflict về mặt chi phí: một bên muốn mua quảng cáo giá tốt, rẻ trong khi một bên muốn bán được quảng cáo với giá cao nhất có thể.
Với tình hình như vậy, Direct Buying không phải là một giải pháp tốt do nó sẽ tốn quá nhiều nhân lực và chi phí con người để thực hiện và theo dõi và ngoài ra nó sẽ không thỏa mãn được mong muốn của cả 2 bên như trên.
Do đó một nhu cầu bức thiết ra đời đòi hỏi phải có một hệ thống có thể:
– Giúp các publishers quản lý được inventory hiệu quả: biết inventory nào còn lại, có thể bán, bán giá ra sao
– Giúp người mua quảng cáo thuận tiện hơn: mua được quảng cáo trên nhiều publishers khác nhau mà không cần làm việc với nhiều bên
– Đấu giá khi có nhiều advertisers cùng mua một inventory
– Giúp người mua được lựa chọn vị trí mà quảng cáo sẽ xuất hiện dựa trên một số phân nhóm targeting có sẵn.

Ad Network xuất hiện

Lúc này ad network xuất hiện để phần nào giải quyết được các nhu cầu phía trên. Ad network có thể hiểu là một bên sở hữu hoặc liên kết với các publishers và bán quảng cáo trên các publishers này bằng một nền tảng kỹ thuật, có thể là sẵn có như OpenX, Revive, DoubleClick hoặc tự xây dựng.
Ở Việt Nam một số ad networks được biết đến nhiều bao gồm: Admicro, Eclick, Adtima, Lava, BlueSeed, Google Display Network (GDN), v.v…
Với sự thành công của GDN và một số ad networks nội địa lớn thì vô số các ad networks nhỏ lẻ hơn đã mọc lên như nấm sau mưa. Thời kỳ khoảng năm 2013 – 2014 ở Việt Nam là lúc mà bạn những bạn đang làm trong ngành có thể thấy rõ nhất sự bùng nổ này ở Việt Nam.
Các ad networks hoạt động độc lập nhưng đồng thời cũng có một số sự chồng chéo về các publishers mà chúng sở hữu. Ví dụ một publisher vừa có thể là thành viên của Ad Network A vừa là thành viên của Network B và đồng thời cũng tham gia cả Google Display Network. Có một số publishers lại chỉ độc quyền thuộc về một ad network nhất định (ví dụ vnexpress chỉ có thể chạy trên Eclick hay dantri chỉ có thể chạy trên Admicro) và do đó nếu người dùng muốn mua quảng cáo trên publisher đó thì bắt buộc họ phải làm việc với ad network đó.
Một số vấn đề của ad network:
– Lúc này nếu muốn đến được tập khách hàng các publisher độc quyền thì advertisers phải làm việc với nhiều ad networks khác nhau. Điều này làm giảm sự thuận tiện vốn có ban đầu: thay vì phải làm việc với nhiều publishers thì giờ phải làm việc với nhiều ad networks.
– Nếu một publisher thuộc nhiều ad networks thì có thể xảy ra trường hợp mua trùng inventory. Là một số trường hợp bạn sẽ thấy trên cùng một trang nhưng lại có cùng một quảng cáo của thương hiệu đó hiện ở 2 vị trí khác nhau. Điều này trước nhất là sự lãng phí, thứ hai là advertisers bị tính tiền 2 lần chỉ cho 1 impression.
– Vẫn không giải quyết được toàn bộ vấn đề inventory bị dư thừa của publishers.
– Việc targeting trên các ad network vẫn còn bị giới hạn do số lượng publishers và các chuyên mục của các ad networks.

Mua trùng inventory, banner quảng cáo xuất hiện tại 2 slot inventory khác nhau trên cùng 1 trang

Rồi đến Ad Exchange

Ad exchange là gì? Ad exchange đóng vai trò như một cái chợ nơi mà các publishers, ad networks có thể kết nối vào để bán các inventory còn dư với dạng thức đấu giá (real time bidding). Ad Exchange cũng thu thập các data của việc đấu giá để cung cấp dữ liệu cho cả 2 bên mua / bán và đồng thời sử dụng data đó để phục vụ việc trao đổi quảng cáo tốt hơn (nhắm chọn, giá bán, chất lượng inventory, v.v…).
Ad Exchange giúp giải quyết được một số vấn đề:
– Giúp các publishers giảm bớt việc dư thừa inventory và tối đa giá bán
– Giúp các advertisers có thể nhắm chọn đối tượng khách hàng tốt hơn cùng với việc thu thập data (data-driven), được định giá mua, chủ động hơn trong chi phí
– Thuận tiện hơn cho advertisers, có thể mua được inventory từ nhiều ad networks và publishers khác nhau (những bên nào bán cho ad exchange)
Tuy nhiên, Ad Exchange phải đối mặt với vấn đề về chất lượng của inventory do các publishers và ad networks thường xem đây như là nơi để bán những inventory còn thừa. Và đa phần thì chất lượng các inventory thừa này khá kém (các vị trí cuối cùng, khó thấy hoặc trong các trang con) và điều này gây ra vấn đề:
– Chất lượng inventory kém sẽ khiến các advertisers nghi ngờ về hiệu quả của platform và đồng thời khiến họ không muốn bid giá cao cho các inventory này
– Các publishers / ad networks khó bán được các inventory với giá tốt như mong muốn và càng khiến họ không muốn đưa các inventory tốt lên đây vì họ có thể tự bán được với giá cao hơn

DSP, SSP và ATD vào cuộc

Đọc tới đây bạn sẽ thấy có phía là advertiser / agency là bên mua quảng cáo và phía publishers là bên bán quảng cáo. Mỗi bên có một mục tiêu riêng rất rõ ràng:
– Bên mua quảng cáo: làm sao để mua được quảng cáo một cách tiện lợi nhất, với chi phí tốt nhất và quảng cáo đến được đúng đối tượng nhất
– Bên bán quảng cáo: làm sao để bán được quảng cáo với giá tốt nhất, nhanh nhất và quảng cáo phù hợp với nội dung khách đang xem
Ở đây chúng ta thấy yếu tố có thể gây ra sự mâu thuẫn về quyền lợi: một bên muốn bán quảng cáo giá cao hơn và một bên muốn mua quảng cáo giá thấp hơn (khoan nói tới chuyện chất lượng). Và từ đầu đến giờ, tất cả các hệ thống như ad networks, ad exchange đều đã giúp loại bỏ việc mua bán quảng cáo bằng con người tuy nhiên có một quá trình mà vẫn phải có sự tham gia của con người trong đó: tối ưu hóa. Dù đó là tối ưu hóa để quảng cáo chạy hiệu quả hơn, chi phí thấp hơn hay tối ưu hóa giá bán và đấu giá để thu về nhiều doanh thu hơn thì con người vẫn đóng một vai trò quan trọng.
Lúc này DSP, SSP xuất hiện với hi vọng sẽ thay thế phần công việc của con người được nêu trên. Vậy DSP là gì? SSP là gì? và 2 thành phần này đóng góp thế nào vào hệ sinh thái display advertising?
– DSP là viết tắt của Demand Side Platform và như tên gọi của nó mục tiêu chính của DSP chính là giúp cho phía bên advertisers / agencies có thể thực hiện việc mua quảng cáo một cách hiệu quả hơn (chi phí tối ưu hơn, nhắm chọn chính xác hơn) mà không cần tới bàn tay con người (lý tưởng là vậy).
– SSP là viết tắt của Supply Side Platform (hay Sell Side Platform) và hoạt động như là hệ thống đối xứng của DSP nhưng phục vụ chính cho phía publishers nhằm giúp họ có thể thực hiện được việc bán quảng cáo một cách tốt hơn (tối đa hóa lợi nhuận khi đấu giá và quản lý inventory tốt hơn) và cũng hoàn toàn không cần sự can thiệp của con người (again, lý tưởng là thế).
DSP và SSP đều có thể cùng kết nối vào Ad Exchange hoặc Ad Network và các công cụ này dựa vào 2 thứ để tiến hành tối ưu hóa: các thiết lập của bên mua / bán và data thu được trong quá trình chạy quảng cáo. Với các data và các thiết lập, thuật toán của DSP / SSP sẽ tự động thực hiện việc tối ưu hóa và liên tục tự cải thiện hiệu quả của việc mua / bán quảng cáo và giúp cho cả advertisers lẫn publishers đạt được mục tiêu của họ. Suy nghĩ đằng sau hệ thống DSP / SSP chính là việc mua / bán quảng cáo trong tương lai nên được hoàn toàn tự động hóa và không cần có sự tham gia của con người.
Tuy nhiên, dù rằng DSP và SSP đã có mặt trên thị trường cũng đã nhiều năm, tuy nhiên chúng vẫn chưa thể hoàn toàn thay thế được hoạt động của con người trong hệ sinh thái quảng cáo hiển thị. Đặc biệt là DSP, để có thể tối ưu hóa được hiệu quả quảng cáo thì hiện nay phụ thuộc rất nhiều yếu tố và hệ thống cần một số lượng lớn data để dựa trên đó phân tích trước khi có thể mang lại hiệu quả. Đa phần các hệ thống DSP hiện nay vẫn chưa thể hoạt động một cách hoàn toàn tự động mà không có sự can thiệp của con người cũng như lòng tin của các advertisers hiện vẫn còn rất thấp. Nhưng dù thế nào thì DSP / SSP và việc tự động hóa hoàn toàn việc mua bán quảng cáo sẽ là xu hướng của tương lai và toàn bộ hệ sinh thái đang trong quá trình chuyển đổi. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi này kéo dài bao lâu thì sẽ còn phụ thuộc khá nhiều vào một số xu hướng khác ví dụ như Big Data và AI.
Vậy còn ATD trên cái hình phía trên là gì? ATD là viết tắt của Agency Trading Desk là những hệ thống được xây dựng bởi chính một số agencies lớn / global vì họ quản lý rất nhiều chiến dịch của khách hàng và chi tiêu một số tiền rất lớn hàng năm. ATD được xây dựng để các agencies này thu thập các data của các chính các chiến dịch họ chạy, phân loại, sắp xếp và phân tích các data này để thu về các insights. ATD có thể được kết nối trực tiếp vào DSP, Ad Exchange hay thậm chí là Ad Network để cải thiện việc mua bán quảng cáo tốt hơn nhờ vào chính các data mà họ đang sở hữu. Lúc này ATD có thể hỗ trợ DSP giải quyết được vấn đề về data và cải thiện hiệu quả hơn.
Tuy nhiên ATD hiện tại như đã nói chỉ có một vài agencies lớn trên thế giới sở hữu và ATD chỉ được sử dụng cho một số khách hàng lớn với chi phí quảng cáo lớn chứ không áp dụng được đại trà.
Vậy là bạn đã được giới thiệu hết các thành tố của hệ sinh thái display advertising và chức năng của chúng cũng như vai trò của chúng trong hệ sinh thái ra sao. Lúc này trên thị trường thật ra mọi thứ đang hoạt động rất đa dạng và linh động như có thể thấy bên dưới đây:
Advertisers / agencies có thể mua quảng cáo với Ad Network, từ DSP, với Ad exchange (có hay không có ATD) hay có thể mua trực tiếp từ chính publishers. Về phía publishers thì họ có thể bán inventory quảng cáo cho Ad Network, cho Ad Exchange (có hay không có SSP), các Ad Network cũng có thể bán inventory qua lại lẫn nhau và Ad Network có thể bán inventory cho Ad Exchange. Và toàn bộ các thứ đó chính là hệ sinh thái của display advertising.
Để các bạn dễ hình dung hơn, mình sẽ gắn một số thương hiệu quen thuộc vào trong hình hệ sinh thái:
* Hình ảnh chỉ có thể nêu ra một số bên làm ví dụ, chứ không phải toàn bộ
Chúng ta sẽ thấy các trang báo mạng, mạng xã hội như Facebook và Youtube, các ứng dụng như Skype hay Zalo đều có thể đóng vai trò là các publishers trong hệ sinh thái. Advertisers thì gần như là tất cả các công ty và brands có nhu cầu quảng cáo, agencies thì mình nêu ví dụ một số group lớn và họ sở hữu một số ATD hàng đầu mà thị trường Việt Nam rất ít thấy và chỉ được sử dụng cho một số khách hàng then chốt.
Tiếp theo với các ad networks thì chúng ta thấy rất nhiều như Google Display Network, Admicro, Adtima, Lava hay Blueseed. Mỗi ad networks lại có thể chuyên biệt hóa về một định hướng, có bên tập trung vào các websites, có bên vào các ứng dụng di động, có bên thì là định dạng video hay có bên lại chỉ bán các trang mà họ sở hữu.
Google hiện tại là bên sở hữu cả hệ sinh thái hỗ trợ cho cả bên mua và bên bán, họ có DSP (DoubleClick Bid Manager), SSP (DoubleClick for Publishers) và Ad Exchange (DoubleClick Ad Exchange). Tại Việt Nam thì hiện tại có ANTS cũng đang đi định hướng tương tự khi xây dựng cả hệ sinh thái. Một số bên như Innity thì có DSP, SSP (họ có Ad Exchange nhưng hình như chưa hoạt động tại Việt Nam), một số bên như MicroAd và Ureka thì chỉ tập trung cung cấp giải pháp DSP.
Ngoài ra bạn cũng có thể xem một bài viết khác về hệ sinh thái display advertising dưới gốc độ quay quanh một brand.
Bạn có thể xem thêm video này, nó là summary lại tất cả những gì mình đã nói ở trên:
Đấy, hi vọng bạn đã hiểu hơn về hệ sinh thái display advertising về mặt nền tảng cũng như các tay chơi trên thị trường hiện tại và vai trò của từng bên là gì. Lần tới nếu có ai hỏi bạn Admicro và MicroAd khác nhau thế nào (trừ cái tên) thì hi vọng bạn biết cách trả lời. Sẵn tiện đang nói tới những thứ dễ nhầm lẫn, chúng ta đi tiếp qua phần tiếp theo:

3. Programmatic advertising là gì và các hiểu nhầm

Ở phần trên bạn đã hiểu Display Advertising là gì và trong đó tôi cũng đã nói tới việc mua bán quảng cáo giữa các thành phần. Trong phần này tôi muốn làm rõ hơn về việc mua bán đó. Nói tóm lại, việc mua bán quảng cáo display chỉ có 2 dạng thức chính:
Direct buying: đây là dạng thức mua bán quảng cáo thông thường khi bạn liên hệ với bên publishers để booking banner quảng cáo tại một vị trí nào đó. Tóm lại là mua trực tiếp, một cách thủ công. Tuy nhiên với dạng thức này thì bạn có thể đảm bảo được vị trí mình mua sẽ được đảm bảo. Ví dụ book banner trang chủ của website A trong 1 tuần và trả tiền thì chắc chắn là vị trí đó trong tuần tới sẽ hiển thị banner của bạn.
Programmatic buying: đây là phương thức mua quảng cáo hoàn toàn tự động sử dụng hệ thống và hoàn toàn loại bỏ được sự can thiệp của con người trong việc mua bán quảng cáo giữa các bên. Các Ad Network, Ad Exchange, SSP, DSP chính là các hệ thống làm việc này. Lúc này nếu có mua quảng cáo, bạn không cần phải liên hệ với các bên mà chỉ cần đăng nhập vào hệ thống và thiết lập lệnh mua quảng cáo. Bên trong programmatic buying cũng có 2 phương thức mua hàng khác nhau:
+ Direct programmatic: mua quảng cáo trực tiếp thông qua hệ thống tự động với inventory được đảm bảo với mức giá được định sẵn. Nó tương tự như direct buying nhưng lúc này mọi thứ tự động hóa và không có sự tham gia của con người nữa.
+ Real time bidding (RTB): mua quảng cáo theo phương thức đấu giá với mức giá không cố định và inventory không được đảm bảo.
Lúc này chúng ta có thể chia hệ sinh thái ra làm 2 phần, bên mua và bên bán với Ad Exchange và Ad Network ở giữa để thúc đẩy việc mua bán trao đổi và real time bidding là phương thức được dùng thường xuyên.
Toàn bộ phần programmatic buying cũng như các phương thức mua bán của nó chính là programmatic advertising và nó là một phần của display advertising. Chúng ta cần làm rõ một số thứ mọi người hay hiểu sai:
Programmatic advertising = display advertising: không đúng vì programmatic advertising chỉ là một phần của display advertising vốn còn bao gồm cả hoạt động non-programmatic.
Programmatic advertising = real time bidding: không đúng vì real time bidding chỉ là một phương thức mua bán quảng cáo trong programmatic advertising.
Programmatic advertising = marketing automation: không đúng vì đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Programmatic advertising là về việc tự động hóa trong mua bán quảng cáo display còn marketing automation lại là về việc tự động hóa các quy trình, các hoạt động marketing và tương tác giữa thương hiệu với khách hàng. Chúng ta sẽ có một bài chi tiết về chủ đề này sau này.

4. Tất cả mọi thứ đều là eCPM

Hiểu publishers và cách thức mà họ kiếm tiền

Trước khi nói về eCPM, mình muốn giải thích một chút về mối quan hệ giữa các publishers và các hệ thống như Ad Network hay Ad Exchange và cách thức mà hệ thống này vận hành. Để dễ hiểu, chúng ta dùng hệ thống Ad Network có thể gọi là lớn nhất thế giới Google Display Network làm ví dụ:
Chắc các bạn đã từng nghe về Google Adsense, dân kiếm tiền online ở Việt Nam hay gọi là chơi Adsense. Và bạn biết là bạn có thể chạy quảng cáo trên Google Display Network với Google Adwords. Vậy mối liên hệ giữa các thành tố này là như thế nào? Ví dụ tôi có website conversion.vn và vì website có traffic hàng tháng cũng tốt nên tôi muốn tìm thêm thu nhập từ đó. Tôi đăng ký vào chương trình Google Adsense và bên này sẽ cung cấp cho tôi một mã code để gắn vào website. Trên website của mình tôi chỉ muốn gắn 1 cái banner trên top ở trang chủ vì tôi không muốn có quá nhiều quảng cáo, ảnh hưởng trải nghiệm người dùng. Lúc này tôi chỉ việc gắn code này vào website ở vị trí tôi muốn hiện quảng cáo là hoàn thành quá trình setup.
Sau khi website conversion.vn đã được đăng ký Adsense thì nó trở thành một phần của hệ thống Google Display Network và nó sẽ được phân loại về traffic và chủ đề, nội dung, từ khóa, v.v… và lúc này nếu có một bên nào đó họ set up chiến dịch quảng cáo trên Google Adwords và chọn Google Display Network để hiển thị quảng cáo và nếu thiết lập cho quảng cáo của họ phù hợp với chủ đề, nội dung và từ khóa của conversion.vn thì lúc này quảng cáo của họ sẽ hiển thị trên vị trí mà tôi có gắn code quảng cáo. Cứ mỗi lần có người load trang chủ lên thì Google Display Network sẽ tính là 1 impression và cứ 1000 impressions thì tính là CPM. Toàn bộ việc mua bán cho dù là với ad network, ad exchange hay gì thì cũng luôn luôn là CPM.
Lúc này nếu tôi muốn tối đa hóa lợi tiền kiếm được từ quảng cáo thì tôi có một số thứ có thể làm:
– Cho banner hiển thị ở tất cả các trang chứ không phải chỉ trang chủ. Vậy là tất cả các views tại tất cả các trang sẽ tạo ra impression, chứ không chỉ có trang chủ.
– Mỗi trang sẽ hiển thị 3 vị trí quảng cáo thay vì chỉ 1 như lúc đầu. Lúc này mỗi 1 view trên mỗi trang sẽ tạo ra 3 impression chứ không phải chỉ 1 impression như trước.
– Tăng traffic đến website của mình nhiều hơn. Nhiều traffic sẽ tạo ra nhiều views và qua đó tạo ra nhiều impressions và tạo ra nhiều tiền hơn.
– Tạo ra các nội dung tốt hơn khiến người dùng chủ động quay lại và qua đó tạo ra được nhiều traffic tự nhiên hơn, tạo ra nhiều doanh thu hơn.
Thậm chí tôi có thể dùng cả một số “thủ thuật” nếu tôi muốn kiếm thêm nhiều tiền (một cách bất chính) hơn nữa:
– Đẩy fake traffic (đến từ bots, phần mềm, không phải người thật) vào website, tạo ra các impressions giả để đánh lừa hệ thống Adsense. Các fake traffic này ngày càng tinh vi hơn từ việc đổi IPs, thông tin trình duyệt, thiết bị cho đến phương thức tương tác nhằm đánh lừa hệ thống kiểm định của Google (hoặc các ad network khác).
– Tạo ra các traffic ẩn bằng cách tự động pop-up các tab giấu mặt trên trình duyệt của người dùng, tạo ra các impressions dù là đến từ người dùng thật nhưng họ hoàn toàn không hay biết và đương nhiên các impressions hoàn toàn không tạo ra giá trị gì cho advertisers.
– Lây nhiễm các phần mềm adware, malware vào máy tính người dùng bằng nhiều cách khác nhau và điều khiển máy tính của họ tự động truy cập vào các trang của website để tự động tạo ra các traffic ẩn mà họ hoàn toàn không biết.
– Sử dụng social networks để tạo ra các tin tức giựt gân, giả tạo, gây tranh cãi nhằm thu hút traffic vào website và tạo ra nhiều impressions hơn.
v.v…
facebook-spammy-post.png
Cho tới việc sử dụng các nội dung thế này để thu hút traffic kém chất lượng
Bên trên chỉ là một số cách và bạn cũng có thể thấy có những cách nên làm và có những cách không nên làm nhưng vì tiền tạo ra từ traffic rất nhiều nên các bên sẵn sàng đi quá lố chỉ để kiếm thêm được doanh thu. Nhưng đó không phải là điều tốt cho chính họ cũng như cho cả thị trường. Có thể bạn không biết nhưng Việt Nam hiện đang là nước đứng đầu thế giới về việc cheating Google Adsense bằng đủ thứ thủ thuật. Các bạn làm được việc đó thì hả hê vì tưởng mình giỏi (và kiếm được nhiều tiền) và đi dạy các khóa học kiếm tiền tự động nhưng họ không biết rằng những thứ họ làm đã làm giảm giá trị và chất lượng của toàn hệ thống Google Display Network tại Việt Nam. Theo một nghiên cứu từ chính Google thì có đến 56% các quảng cáo của display là không có người nhìn thấy và vấn đề cheating là một trong những nhân tố lớn nhất. Việc chất lượng của Google Display Network bị giảm sẽ làm các advertisers mất lòng tin vào kênh quảng cáo này, chi tiêu ít tiền hơn, giá CPM sẽ giảm đi và qua đó các publishers cũng kiếm được ngày càng ít tiền hơn, cạnh tranh cao hơn. Và hậu quả nhãn tiền của nhiều năm cheating Google là hãng này đã cho ngừng việc đăng ký mới làm thành viên của hệ thống Google Adsense tại Việt Nam.

CPM là tiền tệ chung của toàn bộ hệ thống programmatic

Khá nhiều bên các thương hiệu hiện tại vẫn mua quảng cáo từ các các agency, các ad network, các ad exchange hay DSP hay cũng như từ chính publishers. Một phương thức tính tiền thường được dùng bởi 2 bên:
CPD (cost per duration): tính tiền mua quảng cáo theo một khoản thời gian (ngày, tuần, tháng). Ví dụ booking banner trên trang chủ với giá 50 triệu / tuần. Không cần biết là có bao nhiêu impressions, bao nhiêu clicks tạo ra trong quá trình đó.
CPM (cost per mille): hay còn gọi là cost per thousand impressions. Mỗi impression là một lần quảng cáo được hiển thị khi người dùng load website lên và cứ 1000 lượt hiển thị trên hệ thống thì tính tiền. Chú ý cụm từ được dùng ở đây là hiển thị, còn việc người dùng có thấy quảng cáo của bạn hay không lại là một vấn đề khác vì ví dụ quảng cáo của bạn có hiện nhưng nó lại nằm tận cuối trang trong khi đó 90% người dùng chỉ ở phía trên mà không bao giờ kéo xuống dưới thì cũng có nghĩa là impression đó của bạn không có giá trị.
CPC (cost per click): chỉ tính tiền khi có người click vào quảng cáo của bạn, không quan trọng là bao nhiêu impressions. Một lần nữa, cần chú ý từ được dùng ở đây là click. Rất nhiều bên cứ nghĩ rằng click sẽ dẫn tới session trên website (đo bằng Google Analytics). Tuy nhiên cái đó lại là vấn đề thường gây ra khi tranh cãi giữa hai bên do chỉ số click và session quá khác biệt. Xem thêm về sự khác biệt giữa click và session.
CPA (cost per action): action ở đây có thể là đăng ký tài khoản, điền form, download một ứng dụng hay mua hàng trên website. Tùy theo mức độ phức tạp của action này mà chi phí CPA cũng sẽ thay đổi theo và chỉ tính tiền khi có action được thực hiện, không quan trọng là có bao nhiêu impression, bao nhiêu clicks đến từ quảng cáo đó.
Trừ CPD ra, chúng ta có thể thấy mức độ khó khăn cho phía bên chạy quảng cáo tăng dần từ CPM –> CPC —> CPA
Bán CPM thì rất dễ, cứ chạy quảng cáo và lấy số từ hệ thống rồi tính tiền. Chỉ có duy nhất một chỉ số liên quan đó là số impression. Như đã nói bên trên, CPM cũng là phương thức trao đổi bên dưới của tất cả hệ thống programmatic advertising.
Bán CPC thì khó hơn vì chuyển từ impression sang click sẽ có một chỉ số khác liên quan vào nữa là CTR – là chỉ số % bao nhiêu người thấy quảng cáo sẽ bấm vào. CTR bị chi phối chủ yếu bởi các yếu tố như visual và content của quảng cáo hoặc vị trí mà quảng cáo xuất hiện. Ví dụ nếu banner quảng cáo mà hình ảnh không đẹp, không thu hút thì chỉ số CTR sẽ bị giảm (chẳng hạn số trung bình là 0.1% nhưng lúc này chỉ đạt 0.05%) thì tự nhiên cũng với cùng số impressions đó nhưng số click tạo ra từ chiến dịch lại thấp hơn.
Bán CPA thì khỏi nói lại càng khó hơn gấp nhiều lần (chính vì vậy không có mấy agency bán dạng CPA) so với CPC. Giống như từ impression qua click, từ click qua action thì sẽ có thêm chỉ số conversion rate (CR) – số người thực hiện một hành động mong muốn trên số người truy cập vào website. Vấn đề là CR chịu chi phối bởi rất nhiều yếu tố khác nhau như: nội dung, trải nghiệm trên website, chất lượng sản phẩm, sản phẩm đó như thế nào so với các sản phẩm khác trên thị trường hay có khi là danh tiếng của nhà sản xuất. Có những yếu tố agency có thể can thiệp được như nội dung hoặc trải nghiệm trên website nhưng những yếu tố liên quan đến sản phẩm hay branding thì gần như là ngoài tầm. Đó là chưa kể còn tùy ngành nghề, sẽ có những ngành rất khó để cam kết được actions như bán hàng hay đăng ký. Xem thêm cách làm sao để tối ưu hóa CR trang bán hàng.
Vậy nên các agency có thể bán quảng cáo dạng CPC hay CPA nhưng tất cả cuối cùng đều quy ra lại là việc họ tối ưu mỗi CPM như thế nào để tạo ra được nhiều clicks hơn, nhiều actions hơn nhằm cung cấp cho khách hàng và agency hoàn toàn chịu các rủi ro trong quá trình thực hiện này. Bán gì là do khả năng tự tin của họ cho việc tối ưu quảng cáo ra sao. Do đó ta có thể hiểu toàn bộ cho tới cuối cùng đều là eCPM (effective Cost per Mille) – tối ưu hiệu quả cho CPM để tạo ra giá trị cao hơn (là clicks hay actions).

Tuesday, March 14, 2017

Bán chéo sản phẩm - Cross-Sell

Nguồn: Nguyễn Nhung tổng hợp | Online Marketing | EQVN
Nghệ thuật bán thêm (upsell) và bán chéo (cross sell) sản phẩm đã xuất hiện từ khi con người bắt đầu kinh doanh theo hình thức trao đổi. Trong lịch sử, nhiều doanh nghiệp đã kết hợp bán thêm và bán chéo sản phẩm như là một phần trong chiến lược bán hàng của họ. 
Sau đây là một trong số những câu chuyện marketing kinh điển về bán chéo sản phẩm.
Câu chuyện thứ nhất
Hàn Quốc là quốc gia nổi tiếng với các sản phẩm sâm. Người dân xứ Hàn thường xuyên ăn nhiều sâm tươi nên rất khỏe. Ngay cả các quý ông cao tuổi cũng khỏe “quá mức” đến độ nhu cầu chăn gối cũng vẫn rất cao kể cả khi họ trở thành U70.
Nhu cầu trên dẫn đến chuyện các quý ông trên có nhu cầu cao trong việc mua bao cao su để đáp ứng cho sinh hoạt thường xuyên của mình. Ngặt một nỗi xã hội Hàn Quốc là một xã hội Á Đông và người ta vẫn có tâm lý ngại ngùng trong chuyện ghé vào nhà thuốc hỏi mua bao cao su, đặc biệt là đối với các quý ông đã ngấp nghé tuổi 70.


Thấu hiểu được tâm lý này của khách hàng, các nhà thuốc ở Hàn Quốc đã có sáng kiến rất hay là đóng gói 1 hộp bao cao su vào 1 bánh xà phòng và bán chung thành một package. Các quý ông khi ghé vào nhà thuốc sẽ không còn phải hỏi mua “bao cao su” nữa mà có thể lớn giọng “cho tôi một bánh xà phòng”!
Thật là nhất cử lưỡng tiện – nhà thuốc vừa bán được bao cao su, vừa bán được xà phòng, trong khi các quý ông thì lại luôn sạch sẽ (nhờ xà phòng!) và tránh được cảm giác ngại ngùng khi hỏi mua bao cao su!
Câu chuyện thứ 2
Một thanh niên mới được tuyển vào bán hàng cho một cửa hàng kinh doanh tổng hợp. Khi ngày làm việc đầu tiên của anh ta kết thúc, ông chủ tiến lại và hỏi anh ta:
– Anh đã bán hàng hoá cho bao nhiêu người trong ngày đầu tiên hôm nay?
– Chỉ một người thôi – Người bán hàng mới trả lời.
– Cái gì, chỉ một người thôi sao – Ông chủ thốt lên bực tức – Hầu hết các nhân viên của tôi đều bán được hàng ít nhất cho 20 hoặc 30 người trong một ngày. Thế tổng số tiền thu được là bao nhiêu?
– Dạ thưa, khoảng xấp xỉ 100 ngàn USD.
– 100 ngàn USD cơ à – Ông chủ vui mừng reo lên – làm sao chỉ một người mà cậu lại bán được nhiều hàng thế?
Nhân viên bán hàng mới kể lại:
– Khi người đàn ông đó đến, tôi bán cho ông ta một cái lưỡi câu nhỏ, sau đó tôi khuyên ông ta nên mua thêm một cái lưỡi câu loại trung bình và một cái lưỡi câu loại lớn. Sau khi ông ta mua xong lưỡi câu, tôi lại khuyên ông ta nên mua thêm dây câu, loại nhỏ, loại nhỡ và loại to để câu các loại cá khác nhau.
Tôi hỏi ông ta rằng ông ta sẽ đi câu ở đâu, ông ấy trả lời rằng ông ấy sẽ đi câu ở ven biển. Tôi nói với ông ấy là ông ấy có lẽ nên mua một cái xuồng máy và tôi đã đưa ông ta sang khu bán xuồng máy và bán cho ông ta cái xuồng hiện đại với 2 động cơ.
Sau khi mua xuồng xong ông ta nói rằng chiếc ô tô con của ông ta nhỏ quá cho nên không thể chở chiếc xuồng được và vì vậy tôi lại đưa ông ta đến khu bán ô tô và bán cho ông ta một cái xe tải để chở xuồng ra biển. Nghe xong, ông chủ vô cùng hài lòng với tay nhân viên mới của mình. Ông nói giọng đầy hâm mộ:
– Như vậy là anh đã thuyết phục và bán cho ông ta tất cả mọi thứ đó khi mà lúc đầu ông ta đến chỉ định mua một cái lưỡi câu, anh thật là một nhân viên bán hàng giỏi.
– Không hẳn thế đâu ạ – cậu nhân viên giải thích – Ông ta đến mục đích chính là mua một hộp băng vệ sinh cho vợ. Nhưng tôi khuyên ông ta rằng: Nếu vợ ông ở tình trạng như vậy, thì ông không nên ở nhà mà tốt nhất là đi câu vài ngày.
Bài học marketing được rút ra từ case nói trên là khi làm marketing, chúng ta cần hiểu rõ nhu cầu, hành vi của khách hàng và tìm ra các cách thức sáng tạo để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đó. Khi phân tích nhu cầu, hành vi khách hàng thì những yếu tố văn hóa – xã hội trong môi trường marketing là rất quan trọng. Đồng thời, trong quá trình tìm tòi sáng tạo, chúng ta có thể lại tìm ra những cơ hội mới, chẳng hạn như cơ hội bán chéo sản phẩm nói trên. 
Một bài học nữa có thể rút ra từ tình huống nói trên là mục đích bán chéo sản phẩm không phải bao giờ cũng là tối đa hóa nguồn thu từ khách hàng (hiện hữu) mà có thể là nhằm bảo vệ mối quan hệ với khách hàng.

Monday, July 4, 2016

SỐNG trên Facebook - Kỳ 2: Cơ chế hoạt động của Facebook

SỐNG trên Facebook - Kỳ 2: Cơ chế hoạt động của Facebook


Nguồn: Anh Hiếu Orion 
Có rất nhiều bài phân tích về Facebook rất chi tiết và hay ho rồi. Tôi sẽ không đi vào con đường đó nữa, chỉ là chắt lọc lại những thứ cơ bản nhất - những thứ mà bạn sẽ cần khi SỐNG trên Facebook mà thôi 

THẾ MẠNH CỦA FACEBOOK

Nhiều người cho rằng Facebook mạnh NHỜ công nghệ, nhờ có lượng thành viên đông đảo làm nền tảng. 
Thực ra không hoàn toàn phải vậy, Facebook mạnh bởi một vũ khí rất quan trọng: LỌC THÔNG TIN. 

Bài học nhãn tiền khi Facebook đối đầu với Yahoo và hạ đo ván Yahoo - Đó là khi vào Yahoo, bạn post cái gì thì tất cả bạn bè trong list friend của bạn đều thấy được hết ! 
Điều này tưởng chừng như hay ho, nhưng hãy tưởng tượng nếu hiện tại bạn có 1000 friend, sáng ra mỗi người post 1 status... thì lúc đó bạn sẽ thần kinh mẹ nó mất khi xem hết ngần đấy cái. 

Facebook phân tích rất kỹ: MỐI QUAN TÂM của mỗi người chỉ có giới hạn. Và đã giúp bạn không phải bị thần kinh bằng cách LỌC ra cho bạn: 
- Ai thân với bạn nhất !
- Bạn thân với ai nhất !
Từ đó bạn sẽ ưu tiên nhận được những thông báo từ những người này. 

Hãy tưởng tượng Facebook Nó GIỐNG HỆT với cuộc sống thực của bạn. 
Trong cuộc sống thực của bạn có những vòng tròn quan hệ. Và với quỹ thời gian hạn hẹp của bạn, với trí nhớ của bạn... bạn chỉ có thể quan tâm đến một số lượng bạn bè hữu hạn. 

> Tôi tạm gọi đó là BẠN BÈ THÂN : Là những người viết gì, nói gì bạn sẽ NGHE THẤY - và ngược lại, bạn làm người ta cũng biết ! 

>> Đó là VÒNG TRÒN GẦN với bạn nhất ! 


Facebook lọc ra cái VÒNG TRÒN GẦN này thế nào: 

- Dựa trên những tương tác thường xuyên của người đó với bạn. 
- Dựa trên những bạn bè chung của bạn và người đó 
- Dựa trên các hành động bạn làm với người đó: thời gian chat, tag người đó, thời gian xem ảnh người đó...

>> Nghĩa là bạn muốn nhận được thông báo của ai, hãy "tương tác" với người đó thật nhiều !!!
----
Cơ chế làm việc của 1 FAN PAGE Facebook cũng tương tự như vậy: 
- Khi bạn thực sự quan tâm nhiều đến nội dung Fanpage đó (hành động quan tâm là Đọc, Comment, Like, share ) thì bạn mới có được một kết nối GẦN với Fanpage đó 
> Đó là lý do có nhiều FAN PAGE có rất rất nhiều thành viên like nhưng rồi post nội dung không ai xem cả. 

>> Nó giống hệt cuộc sống thực : Bạn sống ở làng có nhiều dân, nhưng nếu không ra "CHÀO HỎI" và chơi với người ta nhiều, thì khi nhà có đám thì chả ai đến chia vui hay chia buồn với bạn cả. 

Và công việc của 1 người làm quảng cáo hay thương hiệu trên Facebook : muốn có được nhiều người vào xem nội dung của bạn, hãy chịu khó TƯƠNG TÁC thật nhiều. 

Nói cách khác, hãy làm cho mọi người TƯƠNG TÁC thật nhiều với bạn. Khi tương tác thì người ta sẽ tiến gần đến cái VÒNG TRÒN THÂN THIẾT. Và bạn nói gì thì nhiều người sẽ biết được. 

Trên Facebook, những tương tác điển hình được xếp hạng như sau: Xem, Like, Comment, Share 
Theo thứ tự tạo ra ảnh hưởng, thì Share đem lại hiệu quả lớn nhất ! 

Trên Facebook của chính tôi là một ví dụ: Cùng thời điểm, với lượng người follow tương tự, nội dung nào tôi post mà được share thì lượt like tăng đột biến ! Cái nào viết hay đến mấy mà không đủ động lực khiến người ta share, thì chỉ có ngần ấy view và like. 

Những FANPAGE có được nhiều người trong VÒNG TRÒN THÂN THIẾT thì sẽ có lượng tiếp cận các nội dung nhiều hơn hẳn. 



Bài sau: Cách viết bài để nhiều người nhìn thấy ? 

---
Bài 1: SỐNG trên Facebook - Kỳ 1: Một số ảo tưởng của Truyền Thông trên Facebook 

SỐNG trên Facebook - Kỳ 1: Một số ảo tưởng của Truyền Thông trên Facebook

SỐNG trên Facebook - Kỳ 1: Một số ảo tưởng của Truyền Thông trên Facebook


Nguồn: Anh Hiếu Orion

( Do yêu cầu từ một số người bạn, tôi sẽ viết vài số về các thủ thuật kiếm ăn trên Facebook - chỉ với góc nhìn của tôi nên chắc chắn là sẽ thiếu sót và phiến diện - Nhưng tôi tin như vậy cũng đủ giúp các bạn một chút kinh nghiệm để có thể làm các việc sau: kinh doanh trên facebook, xây dựng thương hiệu trên facebook, xử lý khủng hoảng trên facebook.
Rất mong được đóng góp thêm thông tin từ các cao thủ.
> VÀ Nếu các bạn thấy nội dung này quan trọng, hãy share, like... để tôi có thêm động lực viết tiếp nhé ! )




Tôi là một trong những người dùng Facebook đầu tiên ở Việt Nam - Đã từng xây dựng những Fanpage trong top 1 đầu tiên ở Việt Nam (từ năm 2009). Suốt gần gần chục năm Facebook làm mưa làm gió tại Việt Nam tôi đã nghiên cứu một cách nghiêm túc việc dùng Facebook để kinh doanh hay phát triển thương hiệu (cũng như xử lý khủng hoảng). Và tôi hy vọng sẽ chia sẻ hết với các bạn những gì tôi đã biết ! Bắt đầu từ những bài viết này.
Bài đầu tiên này sẽ là Tổng quan nhất về Facebook.

CHƯƠNG 1 - SỨC MẠNH CỦA MẠNG XÃ HỘI (FACEBOOK ; Youtube)

Chương này thì chả cần nói nhiều :)
Facebook giờ đã trở thành vũ khí "nguy hiểm" nhất thế giới, trở thành công cụ: phát tán thông điệp, tìm kiếm thông tin, xử lý khủng hoảng.
Theo anh Thanh Sơn - một người bạn của tôi, Chuyên gia xử lý khủng hoảng của các thương hiệu lớn tại Việt Nam : Thì đa số khủng hoảng hiện trên thế giới cũng như tại Việt Nam ở thời điểm gần đây đều xuất phát từ Mạng Xã Hội.
( Chúng ta sẽ dành riêng 1 kỳ về xử lý khủng hoảng Online sau nhé ! )
Facebook đã trở Mạng xã hội thứ 1 thế giới. Không ai dám phủ nhận.
Và Facebook sẽ trở thành một nơi lưu trữ tài khoản + mối quan hệ lớn nhất thế giới - trong ít ra 5 năm tới.
Có câu chuyện thế này, trước kia một số nhà làm sản phẩm Online Việt Nam suốt ngày khoe có được hàng ngàn thành viên, hàng triệu thành viên - nhưng giờ đây khi Facebook đã bá chủ thị trường, hệ thống tài khoản Facebook tích hợp để có thể trở thành thành viên của bất kỳ diễn đàn, website nào... thì việc đếm thành viên (user) trở nên không còn giá trị. Mà đổi lại, là cuộc chơi tranh dành "lĩnh vực hẹp" (cộng đồng hẹp có đặc thù riêng), hay tranh dành phương tiện giao tiếp (OTT, chat..) .
Những cuộc đua về số lượng user đều trở thành phù phiếm - Đó là lý do mà các mạng xã hội Việt nam như Go.vn ; ZingMe ; Banbe.net đã chết.
Còn mạng xã hội thứ 2 lớn nhất TG là gì? > Đó là youtube. Tôi sẽ có bài viết về Youtube khoảng Kỳ 5 (sau khi đã tìm hiểu kỹ về thằng Facebook đã )
Có một điều cơ bản mà bạn dễ dàng nhận thấy, đó là Facebook đã thay đổi phương thức Truyền Thông:
- Trước kia Facebook lấy nguồn từ các tin báo chính thống
- Giờ các tin báo hot nhất của các báo Chính thống lại ăn nhờ ở đậu nhờ Facebook. Các báo online giờ có một đội ngũ lê la các Fanpage nổi tiếng, các group hội nhóm sôi động... để tìm kiếm tin HOT.
Nếu facebook là một Quốc Gia - thì sẽ là 1 Quốc gia đông thứ 3 thế giới !
----
Đại khái thế - Cơn lốc Facebook sẽ còn tác động lớn đến xã hội, và nếu bạn là 1 nhà kinh doanh, là 1 người hoạt động xã hội, là một người cần có thương hiệu cá nhân, thì :
... Đừng mất công tự hỏi: "Ta có nên sử dụng Facebook để phát triển thương hiệu hay kinh doanh không nhỉ?"
... Mà hãy hỏi "Ta sẽ dùng Facebook THẾ NÀO ? "
----
Việc dùng Facebook nói thế thôi, chứ không đơn giản.
Giờ nhà nhà dùng facebook, người người dùng facebook, và dĩ nhiên - khi bạn cần Facebook thì sẽ có hàng ngàn kiểu Kinh Doanh Ăn Theo nở rộ.
Tôi sẽ giúp bạn con đường đi - có thể con đường đó không phải là con đường tốt nhất, hiệu quả nhất (vì mỗi một nhu cầu, một sản phẩm đều có 1 cách làm khác nhau), nhưng có thể nó sẽ giúp bạn giảm thiểu được những thứ phù phiếm, rủi ro...

CHƯƠNG 2 - CÁC ẢO TƯỞNG CỦA FACEBOOK
Sau đâu là một số vấn đề mà nhiều người đã mắc phải (sẽ liên tục cập nhật)

+ "TẠO FANPAGE NGAY ĐI, BẠN SẼ BÁN ĐƯỢC HÀNG NHANH THÔI !!!"

Cách đây một vài năm nở rộ việc mua bán like Fanpage. Nhiều người ảo tưởng rằng cứ tạo được Fanpage có nhiều like là sẽ phát tán được thông điệp một cách dễ dàng hơn, có nhiều người theo thương hiệu hơn...
Và trên thực tế thì có nhiều Fanpage lập ra đạt được các con số khủng như hàng trăm ngàn, thậm chí hàng triệu like (lượt người theo dõi) - Dĩ nhiên tiền chui vào túi các bác bán Fan tương đối dầy - NHƯNG thực tế thì mỗi bài post lại lèo tèo vài like... Và dỹ nhiên là mục đích truyền thông của bạn chẳng bao giờ đạt được hiệu quả tốt.
Ví dụ: https://www.facebook.com/maritimebankvietnam?fref=ts Fanpge của Maritime Bank

Toàn fanpage trên 100.000 fan > nhưng mỗi bài đăng đều có lượng quan tâm , tương tác quá thấp, vài like, thậm chí đa số không có cái nào comment. 

Điều nào khiến tình trạng như vậy? Có 2 trường hợp chính: 
1) Doanh nghiệp bị lừa mua phải Like ảo: Khi các doanh nghiệp bị các nhà làm Online Marketing dụ khị làm Fanpage, họ bị choáng vì các con số like - và cứ nghĩ rằng cứ có 100.000 like là có được 100.000 Fan ủng hộ mình. 
Nhầm !!! Các nhà bán like Fanpage có hàng đống kỹ năng để tạo ra like ảo cho bạn: tạo app, bẫy like từ những người chả quan tâm gì đến thương hiệu hay sản phẩm của bạn.

2) Kể cả khi ta có được ban đầu 1 lượng Fan like Fanpage của ta nhiệt tình - rất nhiều người like và comment, nhưng việc duy trì Fanpage bằng những nội dung kém chất lượng cũng khiến cho người dùng dần dần quay lưng với Fanpage. Và đến một ngày nào đó kể cả Fanpage có 100.000 hay 1 triệu Fan đi nữa thì những post của bạn trên đấy chẳng đến được với họ > chỉ vì nội dung kém của bạn ! 
(Đây là công thức LỌC thông tin mà Facebook đã phải làm để giúp người dùng lọc những thông tin mà họ "có thể không quan tâm" > cái này tôi cũng sẽ đề cập đến trong bài : CÁCH TẠO FANPAGE HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP ) 

Bộ LỌC nội dung của Facebook nó có 1 khái niệm trong đó, đấy là Reach: Reach nói nôm na là bộ lọc để giúp cho chính người dùng của bạn. Nếu Fanpage của bạn có 1 triệu lượt like - Reach là 2% thì chỉ 2% trong số đó nhìn được nội dung của bạn post một cách cơ bản > thậm chí con số này Facebook đang đưa về dưới 1% (còn lại muốn được nhiều người nhìn thấy thì bạn phải CHI THÊM TIỀN quảng cáo ra) 


Tuy nhiên vẫn có một số Fanpage được chăm sóc kỹ càng nội dung nên lượt cộng đồng xem được bài tương đối nhiều. 
(Tôi sẽ nói thêm về kỹ năng tăng Reach trên Fanpage ở bài sau) 


>> BÀI HỌC: nếu tạo 1 fanpage hiệu quả, bạn phải có những kỹ năng tối thiểu sau:
- Cách tạo lượng Fan cơ bản thật hiệu quả (mua like, hay chạy app, hay đi lên từ content ban đầu... cũng phải biết cách)
- Cách tạo nội dung hiệu quả : giữ chân người dùng, tăng reach
- Cách vừa post nội dung, vừa chèn thông điệp thương hiệu một cách khéo léo.  

-----
+ "ĐĂNG QUẢNG CÁO TRÊN CÁC FANPAGE NỔI TIẾNG ĐI, SẼ ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI BIẾT ĐẾN !!!"

Doanh nghiệp hiện nay đã bắt đầu quan tâm đến Social Media (truyền thông mạng xã hội). Và có rất nhiều Doanh Nghiệp bắt đầu làm các sản phẩm nội dung để lan truyền, sau đó bắt đầu đi thuê lan truyền trên các kênh có nhiều thành viên trên Facebook.
Và một trong những lỗi cơ bản mà các Doanh Nghiệp khi triển khai là cứ giao cho các "chuyên gia truyền thông" post lên các Fanpage khủng - và cứ nghĩ là với 1 fanpage khủng như thế kia, thì lượng người biết được bài post của mình sẽ nhiều lắm!

Tôi có được một bản báo giá về mỗi post đăng trên các Fanpage nổi tiếng: kiểu Trấn Thành, Khởi My... :
Giá trung bình khoảng 10 > 20 triệu / post. Không nhỏ phải không? 

Nhưng thực tế thế nào?

Một ví dụ điển hình trên Fanpage Trấn Thành (chú ý rằng Trấn Thành mỗi post của anh ấy kể cả nói chuyện ngoáy mũi hay post 1 cái ảnh thì được khoảng 100.000 like là bình thường), nhưng 1 post dạng quảng cáo trên page Trấn Thành chỉ đạt được 1/100 hiệu quả .
10.000 lượt like nhưng hãy để ý, video này cũng chả ai xem nhiều, vì trong 10.000 lượt like ấy thì tôi cam đoan lượt xem hết video chỉ khoảng 1/10.

Và chưa kể các comment ở dưới chả liên quan mẹ gì đến chủ đề post:

Xem từ file gốc thì cái video này được post lên rất nhiều fanpage khủng nhưng tổng lượt xem thì quá lèo tèo: https://www.youtube.com/watch?v=W4kAeR58Uug&feature=youtu.be

>> BÀI HỌC: Đừng làm truyền thông Online một cách đốt tiền máy móc ! Đừng làm chỉ vì thấy cần làm !!!
Nếu bạn muốn làm thực sự hiệu quả, thì hãy tìm chuyên gia để tư vấn trước tiên. Và đừng tham rẻ vì với truyền thông nó không như với mua táo: Táo rẻ thì bạn vẫn được ăn táo - truyền thông rẻ thì bạn sẽ chỉ làm hỏng thương hiệu. 
Và quan trọng nhất là phải biết cách kiểm soát kết quả. 

-----

+" TẠO NỘI DUNG VIRAL ĐI, TỐN ÍT TIỀN VÀ HIỆU QUẢ LẮM !!!"

Giống như cái ví dụ của tôi về cái video được gọi là "Viral Video" của Microsoft Mobile Vietnam > chi bộn tiền mà lượt xem lèo tèo ấy !
Có một sự thật là hiện nay các Doanh Nghiệp, hay các nhà quảng cáo đang bị sốt lên cái từ VIRAL VIDEO : nghĩa là 1 video được lan truyền cộng đồng.

Vì trên thực tế có rất nhiều thương hiệu được bùng nổ nhờ LAN TRUYỀN nội dung từ cộng đồng (dưới dạng Video, ảnh, bài viết...) - Cái này chuyên môn gọi là Viral Marketing - Đặc điểm của Viral Marketing là tạo ra 1 sản phẩm và tạo hiệu ứng với cộng đồng, biến cộng đồng thành chính công cụ phát tán, từ đó Sản phẩm sẽ phát tán theo cấp số nhân trong cộng đồng.
Viral Marketing có thể bỏ ra chi phí ít nhưng được hiệu quả rất cao

Và bởi vậy người người đổ xô đi làm Viral content, Viral video...

Nhưng cũng có một số lượng - không hề nhỏ - người ta không phân biệt được giữa 1 video gọi là "1 TVC quảng cáo" với cả 1 "Viral Video". Hãy nhìn một số video của các Doanh Nghiệp Việt Nam hiện nay ( ví dụ: https://www.youtube.com/watch?v=W4kAeR58Uug&feature=youtu.be ) Xem xong chẳng muốn phát tán cho ai - thì làm sao gọi được là Viral Video. Số view kia phần lớn là ép buộc bởi những post rải khắp các Fanpage khủng (như ở trên có nói) .

Và nhiều người, nhiều Doanh Nghiệp cứ nghĩ rằng làm ra được 1 video rất hoành tráng, rồi chi một đống tiền đẩy trên các Fanpage khủng thì sẽ Viral :))

Nhầm TO ! Vì Viral content nó không đơn giản vậy.

Viral content là sản phẩm của Viral Marketing, mà Viral Marketing giờ nó đã trở thành 1 chuyên môn Cao của Online Marketing.
Bạn hãy học cách tạo ra 1 sản phẩm để được nhiều người chia sẻ (không cần biết chia sẻ vì gì, chỉ cần làm cho nhiều người chia sẻ thì đó chính là 1 con virus rồi : bản chất virus là biến cộng đồng thành công cụ truyền tải giúp bạn mà)

Và nếu con virus đó có chứa đựng thông điệp: thì nó sẽ thành 1 sản phẩm Viral Marketing.

Suốt 5 năm vừa rồi, tôi đã nghiên cứu rất nhiều về VIRAL MARKETING, Tôi đã từng thử hàng trăm nội dung trên youtube, ảnh, bài viết text... và nhận ra một điều là nếu bạn muốn có được hiệu quả cao để có thể giải quyết các vấn đề liên quan tới Fanpage trên, cũng như muốn phát tán được thông điệp truyền thông một cách TIẾT KIỆM, hoặc muốn BÙNG NỔ thương hiệu, thì hãy tìm cách làm sao để cộng đồng sướng - và sướng chưa đủ, họ phải chia sẻ (share) nội dung của bạn.

Viral có thể là Video, ảnh, và bài viết dạng text: 
Một ví dụ của tôi về Viral content dạng text : https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10152834328157141

(Cái chủ đề Viral marketing này tôi đặc biệt yêu thích, và sẽ có những bài phân tích cụ thể tới các bạn về VIRAL MARKETING - vì viral marketing chính là chìa khoá của truyền thông mạng xã hội - hy vọng sẽ giúp các bạn có được NHẬN THỨC cơ bản về Viral, và Công Thức cơ bản để tạo ra 1 nội dung Viral lan truyền)

>> TÓM LẠI: Hãy tìm cách hiểu cộng đồng đang quan tâm gì và thuyết phục cộng đồng, trước khi muốn họ lan truyền.
Và phải biết cách THUYẾT PHỤC NGƯỜI XEM, khiến họ chú ý, thích thú > và lan truyền >> Đó là chìa khoá của Truyền Thông 

Powered by Blogger.